Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh giúp răng di chuyển về đúng vị trí đã xác định trước đó. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người lo ngại về sự yếu dần của răng trong quá trình niềng. Vậy thực hư thế nào, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Niềng răng có làm răng yếu đi?

Niềng răng là phương pháp phù hợp và an toàn với hầu hết mọi người, đặc biệt đối với những ai có nhu cầu khắc phục những nhược điểm của hàm răng, giao tiếp nhiều và thường xuyên đi du lịch. Tuy nhiên, niềng răng vẫn có nhiều vấn đề khiến người dùng băn khoăn.

Chẳng hạn như sự tác động của mắc cài, khay niềng vào răng khiến nhiều người lo lắng về sự yếu đi của răng khi thực hiện niềng răng. Đặc biệt, đối với những người có hàm răng phức tạp, niềng răng cần phải đi liền với nhổ răng để niềng răng đạt hiệu quả. Thực tế niềng răng không làm răng yếu đi, trừ khi tay nghề bác sĩ không cao, kỹ thuật không tốt, vật liệu không đạt chuẩn thì răng có thể sẽ bị yếu đi.

nieng-rang-lam-rang-yeu

Niềng răng không không làm răng yếu đi, trừ khi tay nghề bác sĩ không cao, kỹ thuật không tốt, vật liệu không đạt chuẩn.

Do vậy để trả lời cho câu hỏi: “Niềng răng có làm răng bị yếu đi không” thì phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ cùng như vật liệu sử dụng. Ngoài ra, niềng răng đạt hiệu quả không còn phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng thực tế của bác sĩ khi điều chỉnh lực kéo.

Còn nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình, người bệnh tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì răng không những đều đặn trở lại mà còn chắc khỏe như lúc ban đầu. Bởi niềng răng chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao và có kinh nghiệm.

Như vậy, có thể kết luận để quá trình niềng răng đạt hiệu quả và không gây ra những tác dụng phụ như răng yếu đi thì bạn nên chọn những cơ sở, phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng.

Khi lựa chọn được phòng khám chất lượng và tay nghề bác sĩ cao kết hợp với việc người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì niềng răng sẽ đạt hiệu quả. Hơn nữa, sau khi niềng răng, hàm răng sẽ giúp tăng lực nhai khi khớp cắn giữa hai hàm khít sát với nhau, từ đó khuôn mặt trở nên hài hòa hơn.

Khi nào thì răng yếu đi cho niềng răng?

Nếu lựa chọn điều trị tại các nha khoa kém chất lượng, bác sĩ tay nghề không cao thì việc răng yếu dần đi khi niềng răng là điều dễ hiểu, bởi vì:

  • Không thăm khám kỹ lưỡng, chưa xử lý triệt để các bệnh lý răng miệng đã gắn mắc cài.
  • Tay nghề bác sĩ kém, kinh nghiệm còn non, sai sót trong quá trình gắn mắc cài dẫn đến sự sai lệch về tốc độ dịch chuyển của răng, không những răng yếu đi mà hiệu quả chỉnh nha cũng vì thế mà không được như mong muốn.
  • Lực siết quá mạnh khiến răng đau buốt kéo dài, lâu dần gây tiêu xương ổ răng, thậm chí là mất răng.
  • Phác đồ điều trị không phù hợp, điều chỉnh dây thun quá sớm hoặc quá muộn đều khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, niềng răng làm răng yếu đi còn do rất nhiều nguyên nhân như:

  • Bản chất răng của bệnh nhân yếu.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  • Chế độ ăn không khoa học, thường xuyên ăn đồ ngọt, cứng, dai.

Nha khoa Mỹ Đức – Địa chỉ niềng răng an toàn, uy tín, hiệu quả cao

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm chỉnh nha.
  • Khách hàng sử dụng dịch vụ niềng răng tại Nha Khoa Mỹ Đức đều được kiểm tra cẩn thận tình trạng răng miệng, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế tối đa biến cố xảy ra.
  • Hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại giúp quá trình nắn chỉnh răng đạt hiệu quả cao.
  • Đề cao yếu tố vô trùng nhờ hệ thống thanh trùng trung tâm, tránh lây nhiễm chéo cho khách hàng.

                 Hình ảnh khách hàng trước và sau khi niềng răng tại Nha khoa Mỹ Đức

* Lưu ý: Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng răng miệng từng người.