Các chuyên gia đều khuyên rằng bạn nên đưa con đến gặp nha sĩ để được chăm sóc răng trước khi con được 1 tuổi hoặc khi con mọc chiếc răng đầu tiên.
Ngay cả khi bé chưa mọc răng, việc vệ sinh nướu cho bé là rất quan trọng. Bạn không cần phải sử dụng bất kì loại kem đánh răng nào. Đơn giản bạn chỉ cần quấn vải mềm hoặc gạc xung quanh ngón tay trỏ và chà xát nhẹ nhàng trên nướu của bé.
Thông thường, vi khuẩn trong miệng không thể gây hại cho nướu khi răng bé chưa mọc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tạo thói quen vệ sinh nướu cho bé mỗi ngày. Thói quen đó sẽ là nền tảng giúp bé chăm chỉ vệ sinh răng miệng sau này.
Vậy bạn có biết cách tốt nhất để đánh răng cho bé khi bé mới mọc răng không? Bé thường bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6, các mẹ nên chọn những bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm và mảnh để chải răng cho bé.
Nếu từ tháng thứ 6, bạn vẫn chưa thấy bé mọc răng thì cũng đừng lo lắng. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu hoặc do chế độ ăn uống.
Khi trẻ được 1 tuổi, mà vẫn chưa mọc răng thì đây được coi là tình trạng bất thường, do bé thiếu dinh dưỡng, còi xương. Bạn cần bổ sung cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Khi đánh răng cho bé, bạn sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng fluoride. Hai lần mỗi ngày, bạn chải răng cho bé nhẹ nhàng cả bên trong lẫn bên ngoài. Đặc biệt, bạn cũng phải vệ sinh lưỡi cho bé để đánh bật vi khuẩn gây hôi miệng. Thay thế bàn chải đánh răng ngay sau khi lông bàn chải bị mòn và xòe ra.
Khi bé 2 tuổi, hàm răng tương đối hoàn chỉnh, bé đã ăn được cơm và ăn được rất nhiều các loại thức ăn của người lớn vì vậy hàm răng của bé cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng của bé.
Khi răng phát triển, chúng sẽ cần rất nhiều chất fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Chất fluoride giúp tăng cường men răng, làm cho nó có khả năng chống lại các chất axit và vi khuẩn có hại. Bé của bạn có thể nhận được chất fluoride từ kem đánh răng và từ nước. Bạn hãy nhớ rằng chỉ cung cấp một lượng fluoride vừa đủ cho bé. Nếu fluoride quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm fluor, gây ra các đốm trắng xuất hiện trên răng của bé.
Nếu hàm lượng fluor cung cấp cho bé ít hơn 0,3 phần triệu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ xem có nên bổ sung fluor cho bé không. Liều lượng khuyến cáo cho trẻ em dưới 3 tuổi là 0,25mg mỗi ngày. Các chuyên gia khuyên không nên bổ sung fluor cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước đóng chai hoặc nước trái cây, hai loại nước này cũng có chứa fluor.
Nhiều chuyên gia đều khuyên rằng bạn nên đưa con đến gặp nha sĩ trước khi con được 1 tuổi. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Viện Hàn lâm nha khoa Mỹ cũng khuyên bạn nên đưa con đến gặp nha sĩ khi con mọc chiếc răng đầu tiên. Họ lưu ý rằng trong 30 năm qua, tỷ lệ răng sữa bị sâu không hề giảm. Khoảng 40% trẻ em bị sâu răng khi mới 5 tuổi. Việc đưa con đến gặp nha sĩ sớm sẽ giải quyết được nhiều vấn đề rắc rối về răng miệng của con sau này.
Đặc biệt, các mẹ có biết những loại thực phẩm nào có thể gây sâu răng cho con không? Trẻ nhỏ thường thích ăn uống các loại đồ ngọt như trái cây, nước trái cây, chocolate, thạch… và các loại thực phẩm giàu tinh bột như: bánh mì, bánh quy… Những loại thực phẩm này đều có nguy cơ gây sâu răng rất cao.
Khi bạn cho bé ăn đồ ăn ngọt, bạn nên kết hợp trong bữa ăn chính, không nên cho bé ăn vào bữa ăn nhẹ. Vì như vậy sẽ không vệ sinh răng miệng được ngay. Bên cạnh đó, mẹ cũng không được để bé đi ngủ với một bình sữa, nước trái cây hoặc nước ngọt… Những chất lỏng này sẽ nuôi vi khuẩn trong miệng bé gây sâu răng. Điều này cũng có thể xảy ra khi em bé bú sữa mẹ mà không được tráng miệng trước khi đi ngủ.
Tuyệt đối không cho bé uống kháng sinh amoxicillin. Trẻ dưới 1 tuổi uống kháng sinh amoxicillin sẽ có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ xấu răng vĩnh viễn. Với bé có thói quen ngậm cơm, ngậm thức ăn lâu trong miệng, bạn cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn còn bám vào kẽ răng.